Những loại chi phí phát sinh mà quán ăn thường gặp

Kể cả những bạn đã có kinh nghiệm kinh doanh, đang làm chủ của nhiều quán ăn hay là người mới bắt đầu thì cũng không thể tránh khỏi những chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh. Lời khuyên dành cho bạn là, nên có một khoản dự phí ít nhất là 10% tổng số vốn đầu tư để chuẩn bị cho những khoản phát sinh. Trong tháng đầu tiên bắt đầu hoạt động kinh doanh, sẽ có những khoản chi phí bất ngờ, cụ thể như sau:

Phát sinh chi phí thiết kế
Đây là khoản phát sinh thường gặp của những quán ăn mới mở. Dù trước đó bạn đã có kế hoạch cụ thể cho việc thiết kế, thậm chí là có cả bản thiết kế cụ thể. Nhưng trên thực tế, khi áp dụng vào việc thiết kế thì vẫn phát sinh thêm những khoản không nằm trong dự toán, chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Bản kế hoạch thiết kế trước đó sẽ giúp bạn hạn chế được khoản phát sinh này rất nhiều.
Cũng có trường hợp, bạn đã xác định được hướng thiết kế cho mình, tuy nhiên khi thi công thực tế thì bạn lại cảm thấy nó không hợp với tình trạng của quán. Việc thay đổi thiết kế lúc này sẽ làm bạn tốn kém một khoản không nhỏ. Hãy chuẩn bị tinh thần và chi phí nếu việc này xảy ra.

Phát sinh Chi phí xây dựng
Trên lí thuyết, trên khó có thể tượng tưởng ra được những gì xảy ra sau bức tường. Vì thế, khi triển khai xây dựng trên thực tế, bạn bất ngờ phát hiện ra cần lắp thêm một ổ điện hoặc một thiết bị điện tử ở một vị trí nào đó. Tuy nhiên, những khoản phát sinh này không quá lớn, đó chỉ lầ một chi tiết bổ sung nhỏ.
Hoặc những quán ăn quy mô, có mức vốn khởi đầu không cao, bạn không có khả năng xây mới lại mắt bằng kinh doanh phù hợp với quán bạn. Bạn bắt buộc phải thuê lại mặt bằng cũ đã có thiết kế từ trước, nếu thiết kế này không phù hợp với bạn, bạn sẽ phỉa bỏ ra một khoản chi không nhỏ dể sửa chữa lại quán.
Yêu cầu và ý tưởng của đầu bếp


Bạn chỉ yêu cầu một thực đơn truyền thống cho quán ăn của mình, tuy nhiên, các đầu bếp muốn một cách tiếp cận khách mới lạ hơn. Ví dụ, mặt bằng bạn thuê đã có sẵn hệ thống bếp, những đầu bếp của bạn không hài lòng với hệ thống đó, muốn thay đổi theo phong cách của họ. Để đáp ứng được yêu cầu món ăn ngon, đầu bếp thường hay yêu cầu những thiết bị mới, đắc tiền, khá tốn kém. Việc thiết kế lại hệ thống bếp như đường ống nước, hệ thống điện,… cũng rất tốn kém.

Chi phí thực phẩm
Mặc dù bạn đã một khoản ngân sách riêng cho việc nhập nguyên liệu theo thực đơn, tuy nhiên vẫn có nguồn chi phát sinh. Đối với những quán ăn mới mở, thì việc thay đổi hoặc bổ sung món sẽ rất hay diễn ra. Lúc này, dự tính ban đầu của bạn sẽ không còn chính xác nữa, chi phí nhập liệu có thể sẽ phát sinh. Việc thay đổi sẽ tiếp tục cho đến khi bạn thấy nó thực sự phù hợp với quán ăn của mình. Ngoài ra, việc thay đổi món còn dẫn đến việc bổ sung những thiết bị bếp, cho phí sẽ lớn hơn cho việc đầu tư lúc đầu bạn dự tính.

Quyết định đầu tư vào phần mềm quản lý


Việc quản lý và vận hành quán ăn suôn sẻ không phải dễ, đê kiểm soát và quản lý quán một cách dễ dàng hơn, bạn nên đầu tư một số phần mềm quản lý bán hàng thông minh. Sẽ mất một khoản chi phí nhỏ để đầu tư cho việc này, tuy nhiên sẽ giúp đỡ bạn rất nhiêu trong việc kiểm soát chi tiêu quán, cũng như quán ăn của bạn sẽ hiện đại hơn.

Đào tạo nhân lực
Khi mới nhận việc ở một nơi làm việc mới, dù đã có kinh nghiệm hay chưa thì vẫn không tránh khỏi sự lạ lẫm. Vì thế dẫn đến hiệu quả công việc kém, bạn phải mất một thời gian, và chi phí trả nhân công đẻ có thể tìm được những bạn nhân viên tốt, chuyên nghiệp để làm việc cho quán ăn của mình.
Không nên xem nhẹ việc đào tạo nhân viên, để mặc họ tự học hỏi lẫn nhau và không có sự chỉ bảo của người quản lí hoặc chủ quán. Bạn sẽ rất dễ mất thời gian trả lương mà nhân lực không học hỏi được nhiều, đình trệ công việc và mất khách rất dễ xảy ra.

Lời khuyên cho chủ nhà hàng mới rằng họ nên đào tạo bài bản nhân viên của mình 3 tuần trước khi nhà hàng chính thức đi vào hoạt động.

Chi phí khác
Hầu hết các chủ nhà hàng, quán ăn không thể trích lập được danh sách các loại chi phí nhỏ lẻ phát sinh trước khi bắt đầu kinh doanh.

Khi mở một nhà hàng, hãy nhớ rằng ngay cả với một ngân sách chi tiết và kinh nghiệm sẵn có, bạn sẽ vẫn gặp phải những chi phí không mong đợi. Hãy giữ đầu óc tỉnh tảo, chuẩn bị ngân sách cho những chi phí phát sinh, đó là cách nhà hàng của bạn hoạt động trơn tru và đừng quên gắn vào tâm trí mình: Tiết kiệm!